Tăng huyết áp là căn bệnh mãn tính và ngày càng có nhiều người mắc phải. Trong số đó, có rất nhiều người có huyết áp lên tới 180 mmHg nên họ rất lo lắng sức khỏe của mình. Huyết áp 180 có cao không? Nó có nguy hiểm không? Làm thế nào để kiểm soát huyết áp cao an toàn và hiệu quả? Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc đó!
Mục lục
1. Huyết áp 180 mmHg là tăng huyết áp độ mấy?
Trước khi tìm hiểu huyết áp 180 có cao không, bạn nên biết tăng huyết áp là bệnh xảy ra khi áp lực máu tác động lên thành động mạch cao hơn bình thường, triệu chứng bệnh rất mơ hồ và chủ quan. Đo huyết áp là cách tốt nhất để biết chắc chắn bạn có bị cao huyết áp hay không.
Do đó, huyết áp tối ưu là 120/80 mmHg. Trong đó 120 là số đại diện cho huyết áp tâm thu. 80 là con số đại diện cho huyết áp tâm trương. Nếu huyết áp tâm thu là 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương là 80-89 mmHg thì được gọi là tiền cao huyết áp.
Cao huyết áp xuất hiện khi huyết áp tâm thu là 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương là 90 mmHg hoặc cao hơn. Bệnh được phân loại là:
- Tăng huyết áp độ 1: huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 2: huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 3: huyết áp tâm thu ≥180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥110 mmHg.
Huyết áp 180 mmHg được phân loại là tăng huyết áp độ 3.
Huyết áp 180 mmHg được phân loại tăng huyết áp độ 3
2. Huyết áp 180 có cao không? Có nguy hiểm không?
Huyết áp 180 có cao không? Huyết áp 180 mmHg được coi là tăng huyết áp giai đoạn 03 trong phân loại tăng huyết áp và còn được gọi là cấp cứu tăng huyết áp.
Huyết áp 180 có nguy hiểm không? Nếu huyết áp ở mức 180mmHg có nghĩa là sức khỏe của bạn đang ở mức “cấp cứu” rất nguy hiểm. Lúc này, người bệnh thường phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm do mạch máu và một số cơ quan nội tạng bị tổn thương nặng nề như:
- Mạch máu và tim mạch: Huyết áp cao làm tổn thương lớp niêm mạc của động mạch vành, khiến các phân tử cholesterol xấu dễ dàng xâm nhập vào động mạch, hình thành mảng xơ vữa và làm hẹp lòng mạch, dẫn đến suy tim hoặc tắc nghẽn động mạch,…
- Não: Xuất hiện cơn đột quỵ thoáng qua, tình trạng thiếu máu cục bộ, tai biến mạch máu não, xuất huyết não, bại não và bệnh não do tăng huyết áp.
- Thận: Cao huyết áp làm tổn thương màng lọc cầu thận, khiến người bệnh đi tiểu ra đạm (mà bình thường không có), lâu ngày dẫn đến suy thận. Tăng huyết áp cũng có thể dẫn đến hẹp hoặc phình động mạch thận.
- Mắt: Tăng huyết áp tiến triển nhanh có thể dẫn đến tiết dịch võng mạc, phù gai thị, giảm thị lực và thậm chí mù lòa.
Huyết áp 180 mmHg gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe
Ở giai đoạn này, các biến chứng rất nghiêm trọng, thường cấp tính và có thể gây tử vong. Do đó, cần có sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế.
3. Phương pháp giúp kiểm soát huyết áp 180 mmHg hiệu quả nhất
Sau khi biết huyết áp 180 có cao không thì bạn cần tìm hiểu cách kiểm soát chỉ số huyết áp này. Để kiểm soát huyết áp 180 bạn cần có lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cụ thể:
Sử dụng thuốc
Các loại thuốc thường được kê đơn bao gồm thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh alpha và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II.
Để tránh những hậu quả khôn lường, không được tự ý sử dụng thuốc, thay đổi liều lượng, hoặc ngừng sử dụng khi huyết áp đã ổn định.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát huyết áp 180 mmHg
Cải thiện ăn uống và sinh hoạt
- Giảm ăn mặn và hạn chế đồ chiên, rán, nhiều dầu mỡ. Ưu tiên ăn nhiều rau xanh, trái cây giúp huyết áp ổn định hơn, uống nước dừa giàu kali nên rất tốt cho người huyết áp cao.
- Bỏ hút thuốc: Hút thuốc ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh động mạch vành và huyết áp cao.
- Hạn chế các chất kích thích như rượu bia, cà phê… Chất cồn trong rượu, bia là nguyên nhân chính gây ra bệnh cao huyết áp và có thể làm bệnh trầm trọng hơn. Cứ uống 10g rượu thì huyết áp tăng khoảng 1 mmHg.
- Tránh căng thẳng, stress và áp lực trong công việc bằng cách ngồi ghế mát xa 15-20 phút mỗi ngày.
- Thường xuyên theo dõi huyết áp để có thể phản ứng nhanh khi có bất thường.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh (BMI <25).
- Hoạt động thể chất nhẹ nhàng giúp giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh, bơm nhiều máu hơn và tạo ra ít lực cản hơn. Lúc này áp lực lên thành mạch giảm xuống góp phần làm giảm huyết áp.
Qua những thông tin ở trên chắc hẳn bạn cũng đã biết huyết áp 180 có cao không rồi đúng không. Huyết áp 180 mmHg là một dạng tăng huyết áp cấp cứu rất nguy hiểm. Do đó, việc nhận biết và điều trị đúng cơn tăng huyết áp cấp có thể giúp người bệnh được điều trị kịp thời, tránh được những nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng. Những kiến thức này đặc biệt cần thiết cho những người có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, hoặc những người đã mắc bệnh này cũng như thân nhân người bệnh để biết cách xử lý khi cấp cứu.