Móng tay bị tím là dấu hiệu của bệnh gì? Có đáng lo không

1573

Bàn tay là một bộ phận thể hiện rất nhiều điều của mỗi người. Không bàn tay nào giống với bàn tay nào. Mỗi đặc điểm xuất hiện trên bàn tay đều cho biết một vấn đề nào đó đang xảy ra bên trong cơ thể. Vậy cụ thể móng tay bị tím vì lí do gì? Liệu móng tay màu tím có bị bệnh không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

1. Móng tay bị tím là do đâu?

Việc móng tay có những biểu hiện khác lạ là sự báo hiệu của cơ thể cho thấy nó đang gặp các vấn đề cần được cải thiện. Ở móng tay của người bình thường, đang khỏe mạnh sẽ có màu sắc hồng hào. Trường hợp móng tay có màu tím có thể do các nguyên nhân sau đây:

1.1. Do thời tiết lạnh

Khi gặp thời tiết lạnh, các mạch máu dưới da mu bàn tay co lại khiến cho máu không được lưu thông qua một cách bình thường nên dẫn đến tình trạng không chỉ khắp da mu bàn tay mà cả móng tay cũng bị tím. Trường hợp móng tay bị tím do lạnh không đáng lo ngại vì đây là cơ chế hoạt động bình thường của cơ thể và sẽ bình thường trở lại khi nhiệt độ ấm hơn.

móng tay bị tím

Thời tiết lạnh cũng là nguyên nhân khiến móng tay bị tím

1.2. Do thiếu oxi

Một trong các nguyên nhân dẫn đến móng tay bị tím có thể là do cơ thể bị thiếu oxi. Do oxi không đến và cung cấp đủ cho các vùng da dưới móng tay làm cho móng tay nị thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến móng sẽ xuất hiện màu tím. Cơ thể bị thiếu oxi có thể do 2 lý do, một là do bệnh tim bẩm sinh, hai là do các vấn đề liên quan đến phổi như lao phổi hay do bị suyễn lâu năm.

Theo trang Tin tức Y khoa của Mỹ, vị Tiến sĩ Weil đã nói rằng hiện tượng móng tay màu tím có thể do 2 căn bệnh viêm phế quãn mạn tính và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra.

1.3. Do tiếp xúc với hóa chất

Một nguyên nhân nữa rất có thể dẫn đến tình trạng móng tay bị tím đó chính là do tiếp xúc với các hóa chất, phẩm màu. Trong thời buổi hiện nay chúng ta có rất nhiều nhu cầu để sử dụng đến các loại hóa chất, phẩm màu. Nếu bạn chẳng may tiếp xúc phải các loại hóa chất có tính bám lâu, khó vệ sinh thì vẫn có thể để lại các vệt màu trên da và móng tay. Khi thấy móng bị tím, bạn cần nhớ lại xem mình đã từng đụng đến các hóa chất hay phẩm màu có khả năng để lại màu tím trên da không nhé.

1.4. Móng tay bị bầm tím do bị dập

Cuối cùng, móng tay bị tím là hiện tượng móng bị dập, bị bầm do bị tác động bởi các lực. Đây là một tình trạng rất hay gặp do bạn vô tình vấp phải ghế, bậc cầu thang hay bất kỳ vật dụng nào khác.

móng tay bị tím

Móng tay bị bầm tím

2. Làm gì để khắc phục tình trạng móng tay bị tím?

Đối với các trường hợp móng tay bị tím do bị bầm tím, dập tím thì bạn có thể áp dụng cách như sau: Dùng củ hành tươi hoặc hành khô, mù tạt, cần tây giã nhuyễn và đắp lên chỗ móng bị bầm tím. Lặp lại cách làm này từ 2-3 ngày bạn sẽ thấy vết bầm tím trên móng tay tan dần.

Đối với trường hợp móng tay bị tím do thời tiết lạnh, hãy cố gắng giữ ấm cho cơ thể, có thể mặc thêm áo và mang thêm bao tay. Uống nước ấm hoặc trà gừng để nhiệt độ cơ thể được cải thiện.

Đối với trường hợp móng tay bị tím do tiếp xúc với hóa chất, rửa sạch tay với nước. Nếu bạn không thể tự rửa sạch, hãy đến các trung tâm y tế hoặc tìm lời khuyên từ các chuyên gia để nhanh chóng rửa sạch hóa chất.

Riêng trường hợp móng tay bị tím do cơ thể bị thiếu oxy và do các vấn đề phổi, tập thói quen sống lành mạnh với chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng. Kết hợp với việc vận động nhẹ để cải thiện hơi thở, điều chỉnh sức khỏe phổi, từ đó sức khỏe trở nên tốt hơn. Nếu bạn đã và đang trong quá trình điều trị các bệnh đó, nên thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sỹ.

3. Các biểu hiện khác trên móng tay mà bạn cần lưu ý

  • Móng tay có nhiều sọc: Nếu móng tay bạn có nhiều sọc dọc là biểu hiện của tuổi tác. Đây là hiện tượng bình thường ở những người lớn tuổi và không đáng phải lo ngại. Nhưng nếu móng tay của bạn xuất hiện các sọc ngang màu trắng thì đó là biểu hiện cho thấy cơ thể của bạn đang bị thiếu kẽm. Hãy bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm bạn nhé.
  • Móng tay bị lõm ở giữa: Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa sắt vì bạn đang bị thiếu máu đấy.
  • Móng tay mỏng, dễ gãy: Đi kèm với móng tay dễ gãy là tóc rụng nhiều do cơ thể bị thiếu biotin. Bổ sung thêm thực phẩm như trứng, hạnh nhân, phô mai để bổ sung biotin giúp da, tóc,móng khỏe đẹp.
  • Móng tay có sọc đen: Nếu móng tay có sọc đen thì bạn đặc biệt phải đến ngay cơ sở y tế để thăm khám nhé. Đây là dấu hiệu của những người bị ung thư hắc tố. Gặp bác sỹ và nghe tư vấn là cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này.
móng tay bị tím

Móng tay sọc đen

4. Các cách chăm sóc móng tay tại nhà giúp móng khỏe đẹp

Móng tay đẹp cũng giúp bạn tự tin hơn khi tiếp xúc với người khác. Một bàn tay đẹp vẫn là một đôi bàn tay sạch, bóng, mềm mượt. Vậy làm sao để có được móng tay đẹp, khỏe ngay tại nhà?

  • Tập trung vào chế độ ăn uống. Một thực đơn ăn uống giàu canxi sẽ rất tốt cho móng tay vì móng tay thực chất là canxi. Bên cạnh đó, cũng cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu omega 3 và rau xanh để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Cách tốt nhất để móng tay khỏe đẹp hơn phải đến từ bên trong.
  • Không cắn móng tay vì rất dễ gây tổn thương móng gây nhiễm trùng.
  • Dúng chanh để lau móng. Chanh có tính axit sẽ giúp loại bỏ và làm sạch các bụi bẩn, tế bào chết có trên móng. Thực hiện cách này từ 3-4 lần/ tuần sẽ giúp móng sáng bóng tự nhiên.
  • Không dùng hóa chất vẽ lên móng. Sơn móng tay là một trong các sở thích của các chị em nhưng chúng lại có hại đến móng tay. Chưa kể để sơn móng, các thợ làm nails cũng sử dụng các máy chuyên dụng để mài móng khiến cho móng bị yếu hơn.
  • Dưỡng ẩm cho móng thường xuyên. Đây là cách giúp cho móng tay mềm hơn không bị khô, tránh gãy.
móng tay bị tím

Không nên sơn móng tay thường xuyên sẽ làm hại móng

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc móng tay bị tím. Hy vọng bạn đã có được những kiến thức bổ ích. Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe bản thân và người thân yêu từ những biểu hiện nhỏ nhất bạn nhé!

Nguồn: phunulaphaidep.org